Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ

Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ

Một bài viết rất hay về gà Mỹ đá. Một bài viết tổng quát về cách nuôi gà Mỹ đá cho anh em muốn tìm hiểu về loại gà này. PHẦN I: NHỮNG THỨ...
Comment 19:50


Một bài viết rất hay về gà Mỹ đá. Một bài viết tổng quát về cách nuôi gà Mỹ đá cho anh em muốn tìm hiểu về loại gà này.






PHẦN I: NHỮNG THỨ CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ TẬP LUYỆN GÀ


1. Chuồng trại: lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng, nhưng nhất thiết phải vừa đủ chổ cho vài chuồng bay, chuồng bươi, chuồng nghĩ ngơi và nếu đủ rộng có thể xây thêm khu vực xổ gà càng tốt. Nên xây dựng như 1 nhà kho, thoáng mát, nhiệt độ ổn định, nếu không duy trì được nhiệt độ ổn định thì nên thiết kế sao cho thoáng mát và mùa nóng và ấp áp vào mùa lạnh. Thanshon sẽ để cập đến nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phần diễn giải sau, việc này rất quan trọng trong chế độ nuôi gà, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sát thương của gà.


1.1. Chuồng bay: không có quy định cụ thể cho quy cách nhưng Dài-Rộng-Cao(mét) nên tối thiểu khoảng 3x1.2x2.5. Chiều dài nên đủ dài để gà có thể đáp xuống dể dàng, và kèo đậu được gác cao khoảng 1.8 mét về phía cuối chuồng, nhưng phải đảm bảo gà đủ không gian để xoay sở không vướng víu đụng đuôi, đụng đầu. Máng đồ ăn và nước uống nên để cao buộc gà phải bây lên, nhưng nhất thiết phải có 1 miếng gổ đủ rộng để gà bay lên đậu, xoay xở. Tác dụng của chuồng bay: nâng cao và duy trì thể lực cho gà.


1.2. Chuồng bươi: thiết kế sao cho gà thoải mái không bị vướng víu khi di chuyển, bươi móc.... Nhưng tối thiểu cũng khoảng 3 mét vuông, nếu có điều kiện thì rộng rãi càng tốt. Vật liệu lót bên được sử dụng như dăm bào, cát, rơm, lá cây... nhưng tránh lót bằng vật liệu nhiều bụi bặm. Cỏ bên Mỹ thường có rất nhiều bụi nên không được sự dụng trong chuồng bươi, nhưng rơm của Việt Nam mình thì không bụi như cỏ bên này nên có thể sử dụng. Tách dụng của chuồng bươi: nâng cao và duy trì sự linh hoạt cũng như dẻo dai của cơ chân.


1.3. Chuồng nghĩ ngơi: lại không có quy định cụ thể quy cách nhưng tối thiểu cũng phải khoảng 2 mét vuông, đủ cao, rộng để không đụng đuôi, đầu khi xoay chuyển. Trong chuồng nghĩ nên đặt 1 khúc gổ vuông để gà đứng nghĩ ngơi và để tiện trong việc theo dõi phân gà (kiểm soát độ ẩm).


1.4. Bàn tập cánh: chiều cao khoảng 1,2 mét, rộng khoảng 0.4 mét, chiều dài khoảng 1.2 mét. Bên trên bàn tập phải được lót bằng vật liệu mềm như khăn, vải, thảm... để hạn chế chấn thương chân khi tập luyện.


1.5. Đồ tập chân: quy cách chiều dài x chiều rộng khoảng 1.2m x 0.3m và cũng phải được bọc lót bằng những vật liệu mềm nhằm hạn chế chấn thương khi luyện tập cho gà. Được đặt nghiêng khoảng 45o-50o.


2. Dụng cụ và thuốc men:

2.1 Dụng cụ: có nhiều thứ lắm như cân, kéo, bao tay, muỗng, cống đựng đồ ăn, đồ uống...nhưng thanhson chỉ nói những cái chính yếu và những vật liệu nên hạn chế sử dụng như:

- Cống nước và cống đồ ăn: nên hạn chế sử dụng gáo dừa vì khó vệ sinh, nhiều chất trong gáo dừa sẽ hoà tan trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của gà mặc dù hệ miễn dịch của gà rất mạnh nhưng để tránh rủi ro cho nên nên sử dụng cống nhựa cho lành.

- Nước phải sạch, tinh khiết và nếu được pha chất điện phân thì càng tốt nhằm tránh tình trạng mình thường gọi là chói nước do môi trường thay đổi.

- Nếu điều kiện cho phép nên trang bị mái điều chỉnh độ ẩm trong không khí để đưa độ ẩm trong không khí ở mức tối ưu.


2.2 Thuốc và dưỡng chất: phần này thường rối như tơ, sai 1 ly là đi ăn chuối. Và ngoài ra tuỳ thuộc vào sở thích và kinh nghiệm xương máu của mỗi người mà phần thuốc sẽ được sử dụng 1 cách khác nhau.

Nhưng những thứ cơ bản cần phải có như sau:


2.2.1. Chất tăng trưởng cơ bắp: phần này rất quan trọng trong việc nuôi trong thời gian ngắn nhưng gà đạt được khối lượng cơ báp cần thiết cho khả năng đánh, chặn. Chất tăng trưởng thường được gọi như Steroids, Equipose,... hàng này là hàng quốc cấm.


2.2.2: Vitamins và những chất cần thiết khác: có rất nhiều loại vitamins và khoáng chất được sử dụng trong quá trình nuôi như: B-12, B-15, B-complex, Super Complex, Blood Builder, Alfalfa, Vitamin K, Iron, Liver, Carbohyrate...


2.2.3: Chất bổ xung khác: ngoài đồ ăn conditioner feed (có thể mua tại thị trường Việt Nam) thì táo, chuối, thơm, sữa, buttermilk, đường, lòng trắng trứng (đã luộc)... sẽ được bổ sung trong khẩu phần ăn. Buttermilk được dùng để ngâm hay trộn. Nhưng đồ ăn nên ngâm để mềm giúp gà dể tiêu hoá.



PHẦN II: THỨC ĂN TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP


Đây là phần mà thanhson thiết nghĩ rất quan trọng trong quá trình nuôi, luyện tập gà. Gà buộc lòng phải được cung cấp đủ dưỡng chất để hội đủ những yếu tố nhất định quyết định trong ngày ra trường. Nhưng nói rộng ra thì việc cung cấp đủ dưỡng chất không chỉ gói gọn trong những ngày tập luyện mà phải là 1 quá trình dài chăm sóc từ thế hệ gà cha, gà mẹ, gà con, gà trưởng thành... và trong mỗi giai đoạnt thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ được cung cấp ở mức khác nhau. Nhưng trong phần này chúng ta chỉ nhấn mạnh và chú tâm vào quá trình tập luyện.


1. Thành phần dinh dưỡng:


Hiện nay thì có rất nhiều loại thức ăn cho quá trình tập luyện được các nhà sản xuất trộn sẳn, trong đó có nhiều loại ngũ cốc như bắp, lúa mạch, hột hướng dương... nhắm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho gà nhưng hàm lượng thường trong mức khoảng 16% đến 24% độ đạm.


Và thường mỗi sư kê sẽ chế biến thêm bớt cho phù hợp với kiểu nuôi của mình nhưng đối với thanhson thì hàm lượng đạm sẽ tăng dần từ mức 16% trong quá trình nuôi. Hàm lượng thức ăn đề nghị trộn như sau nếu anh em không thể mua thức ăn trộn sẳn:


40% bắp xay bể

20% gạo lức

10% lúa mạch

10% cám gà đẻ

10% thức ăn bồ câu

5% đậu nành

5% đậu xanh


Ngũ cốc nên ngâm nước ít nhất là 9 tiếng để hàm lượng vitamins sẽ được tăng thêm và gà sẽ dể tiêu, và ngũ cốc nấu chín cũng được vài sư kê áp dụng nhưng cách này thì tốn thời gian thêm tí nữa, nhưng thanhson không thích cách này vì khi nấu chín thì hàm lượng vitamins sẽ bị biến đổi hoặc mất đi. Nên để thức ăn trong tủ lạnh tránh tình trạng thức ăn bị hư sau khi ngâm, cám chỉ nên trộn vào khi cho ăn mà thôi. Khi cho ăn cho thêm buttermilk để cung cấp thêm dưỡng chất.


Và cũng xin nói thêm tại sao mình phải ngâm ngũ cốc:

- Làm cho ngũ cốc có độ ẩm gà ăn sẽ dể tiêu hoá.

- Khi ngâm nước thì hạt có xu hướng nẩy mầm, và trong quá trình đó lượng vitamins sẽ có nhiều hơn bình thường.


Xin được trích dẫn hàm lượng đạm, mỡ và năng lượng chuyển hoá của một vài ngũ cốc trong thức ăn mà thanhson đã tham khảo qua sách báo cho anh em có khái niệm cơ bản 1 tí, nhưng có một vài loại hạt thanhson cũng không biết tên Việt Nam mình là gì nên xin được giữ nguyên gốc:


Protein % Mỡ % K.Cal/Kg

Lúa mạch 11.5 1.9 2620

Bắp (xay bể) 8.9 3.5 3366

Đậu nành 22.0 1.0 2600

Yến mạch (Oats) 11.0 4.0 2550

Yến mạch (Oats groats) 16.0 6.0 3400

Gạo lức 7.3 1.7 2670

Hạt hướng dương 42,0 2,3 1760

Lúa mì 13.5 1.9 2620


Đó là thức ăn chính trong quá trình luyện tập, nhưng như thế vẫn chưa đủ, chúng ta nên cung cấp thêm chất xơ, trái cây, lòng trắng trứng gà. Đọc đến đây nhiều anh em sẽ thắc mắc tại sao không cho ăn lòng đỏ mà chỉ là lòng trắng luộc chín:

- Không cho ăn lòng đỏ vì lượng dưỡng chất và cholesterol có quá nhiều trong lòng đỏ không tốt cho quá trình luyện gà.

- Cho ăn lòng trắng trứng luộc (khoảng 1/3 trứng/con): giúp gà giữ được độ ẩm cần thiết và cung cấp 1 vài dưỡng chất trong quá trình tập luyện.


2. Thời gian và liều lượng cho ăn:


Phần này thì tuỳ thuộc vào mỗi người, bằng sự cảm nhận của mình mà liều lượng cho ăn được thêm bớt cho phù hợp. Không có sự cố định trong liều lượng cho ăn vì mỗi con gà sẽ có sự khác biệt về trọng lượng, khối lượng tập luyện, khả năng hấp thụ dưỡng chất... Anh em phải tự điều chỉnh sao cho thích hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho những con gà mà mình đang nuôi.


Nói đến thức ăn đã được ngâm: điều này giúp gà dể tiêu hoá hơn, gà sẽ hấp thụ tốt dưỡng chất hơn, thời gian tiêu hoá sẽ được thu ngắn bớt... nhưng trung bình thì thời gian cần thiết cho việc tiêu thụ hết đồ ăn giao động từ 6h-7h. Nắm được điều này để anh em có thể chủ động hoàn toàn trong ngày ra trường để gà không bị đói và cũng không bị ứ đọng đồ ăn trong người. Nói đến đây thanshon nhớ đến 1 quy tắc mà rất nhiều anh em Việt Nam mình không biết hoặc không coi trọng cho gà khi đi đá:


"GÀ BUỘC PHẢI TIÊU HOÁ TOÀN BỘ THỨC ĂN TRONG NGƯỜI TRƯỚC GIỜ RA TRẬN" hay nói cách ngắn gọn khác là phải "EMPTY". Nguyên tắc này nên được áp dụng triệt để, để gà đạt được kết quả tốt nhất.


2.1 Thời gian cho ăn:

Giờ cho ăn thường được chia là 2 cữ: cữ sáng và cữ chiều. Thời gian có thể giao động tuỳ thuộc vào lịch trình của anh em nhưng thanhson đề nghị

- Cữ sáng: 7:00 AM

- Cữ chiều: 4:00 PM

Thời gian cách nhau giữa 2 cữ đủ để gà tiêu hoá hết đồ ăn trong người, giúp cho mình có thể kiểm soát được trong lượng cần thiết trong quá trình nuôi.


2.2 Liều lượng cho ăn: thông thường thì 2 muỗng cho mỗi cữ, khoảng từ 30-40 grams đồ ăn.


Nói thêm trong quá trình nuôi gà thì nên đưa gà xuống ký chứ không nên lên ký. Tức không phải mình sẽ chọn những con gà mập để nuôi xuống mà nên chọn những con gà với thể trạng phù hợp (thanshon sẽ trình bày thêm trong cách chọn gà ở phần sau), nhưng nên đi theo xu hướng giảm dần sẽ tốt hơn xu hướng tăng dần. Khối lượng giảm nên rơi vào khoảng tối đa 200grams.



PHẦN IV: CHỌN GÀ ĐÁ


Viết đến phần này thanhson chợt nhớ đến phần diễn dịch của anh Anh7q4 về phần Cấu trúc của gà Mỹ của Kenny, anh em có thể tham khảo và áp dụng vì đó là những kiến thức cơ bản, chuẩn mực về cách chọn 1 con gà tốt, thanshon không trình bày thêm chi tiết vì chắc chắn sẽ không thể bao quát như phần diễn giải của anh Anh7q4. Phần này nếu anh em nào chưa có có thể liên hệ với Anh7q4, và nếu không được anh em có thể liên lạc với thanhson.


Nhưng cũng xin nói sơ sơ vài điểm về cách chọn gà đá mà trong sách của Kenny không nói đến:


Thông thường khi đá giải các sư kê buộc lòng phải chọn những con gà tốt nhất trong khả năng. Trong sân thường có khoảng 200-300 và sẽ chọn ra những con xuất sắc nhất để huấn luyện, và số lượng chọn thường phải nhiều hơn số lượng thi đấu, vì phải dự phòng cho những con gà đã chọn vì lý do nào đó không thể xuất trận. Tuy nhiên anh em có thể áp dụng linh hoạt không nhất thiết phải luôn theo quy tắc, vì bên mình thường đá tay đôi và túi tiền của mình không cho phép làm theo những cái thanhson trình bày.


Một vài điều cần thiết lưu ý khi chọn gà để huấn luyện:


- Phải chọn những con tốt nhất mà anh em có thể về dáng vóc, mặt mủi, cán... những con không đạt có thể loại bỏ hay bán đi. Nhắc đến cán thanshon phải mỉm cười vì nhớ đến sư kê Dũng Trần, anh Dũng Trần là một trong những anh em chơi gà bên này luôn đặt vảy vi lên hàng đầu, và cũng có một vài người Mỹ khi thanshon nói chuyện họ có nhắc đến sư kê Dũng Trần về chuyện vảy vi, nguời Mỹ họ không quan tâm đến vãy vì họ không biết nhưng cái quan trọng bậc nhất mà họ quan tâm là TÔNG GIÒNG. Vậy tại sao mình không quan tâm đến cả 2, nếu anh em có chơi vãy.


Quay lại chuyện chọn gà: sau đó anh em xổ và phải nhận định được đâu là con gà đá dở, đá được và đá hay. Thông thường thì người nuôi sẽ nuôi trước 1-2 tuần, xổ và chọn lọc lại. Phần này gọi là Pre-keep, có lẽ thanshon sẽ phải trình bày thêm phần này trước phần nuôi gà trong 21 ngày, nhằm giúp anh em có thể hạn chế bớt việc thải loại con gà đá tốt, nhưng lúc xổ do vài điều kiện khách quan không phô diễn hết khả năng.


Và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người nên rất khó để diễn đạt như thế nào là dở và như thế nào là hay, nhưng có những cái chính theo kinh nghiệm riêng của thanshon như sau:


* Vì việc nuôi 21 ngày là thời gian tương đối lâu nên việc chọn 1 con gà dở để nuôi chỉ mang lại kết quả không tốt, nên những con xổ không sâu chân, không trúng đối phương, chân giả... thì nên loại bỏ, chỉ nên chọn những con đá tốt như chân đến đối phương nhưng đầu vẫn còn ở đằng xa (sau), chính xác, ray, đá nhiều chân trên không... Và chắc rằng có những con sẽ hạn chế trong việc đá lưng, xỏ đất... nhưng chúng ta có thể tập trong thời gian huấn luyện để những con đá tốt hoàn thiện kỹ năng của mình. Nói đến chuyện xỏ đất thì thanshon luôn nhớ đến con gà Việt của mình, cái gì con gà Việt có thể thua gà Mỹ chứ thế xỏ đất thì gà Mỹ chỉ đáng xách dép cho gà Việt. Nhưng nói như thế không đồng nghĩa với việc con gà Mỹ không thể đá xỏ đất, mà kỹ năng đó sẽ được phát huy tốt hơn gà Việt nếu chúng ta biết tập cho gà Mỹ xỏ đất, và chắc chắn trong phần tập gà thanshon sẽ trình bày phần này.


- Không nên chọn nuôi những con gà lông máu.


- Nếu được chọn những con gà mới (chưa bị nội thương) sẽ tốt hơn những con gà bị nội thương. Có thể anh em sẽ không đồng ý với thanshon điểm này nhưng trong trường hợp đá giải và gà Mỹ thì những con gà mới chưa đá luôn có lợi thế hơn những con đã bị nội thương. Vì những trận đấu tại Mỹ thì chuyện thắng nhanh thường không xảy ra nhiều mà trận đấu thường phải dây dưa vì luật khác, nên sức lực bị hao tổn nghiêm trọng, chưa kể đến chuyện nội thương.... Còn mình thì thường đá tay đôi và luật khác nên những con gà thắng trận rồi chắc chắn sẽ có lợi thế nhất định bằng sự khôn ngoan và kinh nghiệm chiến trường. Vì thế thanshon hy vọng anh em sẽ áp dụng linh hoạt, không cứng nhắc theo khuôn khổ hay những cái thanhson trình bày.


- Nên chọn những con đùi dài, to, tướng tá cân đối. Cán ngắn luôn tốt hơn cán dài. Cựa đóng sát thới càng tốt, xương ghim khít...


- Nên chọn những con ngực nở năng, tốt tay, không mập càng tốt, nhưng hạn chế chọn gà ốm để nuôi lên.


- Chân hay ngón chân có di tật nên loại bỏ nhưng cong móng, chân hình chữ V...


PHẦN VI: CÁC KIỄU HUẤN LUYỆN GÀ


Như thanshon đã đề cập ở những phần trên thì chuyện tập gà chỉ nhằm nâng cao thể lực và phát huy những cái mà người nuôi mong muốn, nhưng nói rộng ra thì thể lực hay cơ thể gà phát triển tốt đòi hỏi một quá trình dài chăm sóc từ thế hệ cha mẹ, đến thế hệ hiện tại chứ không đơn thuần chỉ trong vài tuần hay một vài tháng mà sức khoẻ gà có thể đạt được mức tối đa. Nhưng hiện tại chúng ta chỉ gói gọn trong phần nuôi đá nên không đề cập đến quá trình chăm sóc gà một cách dài hơi, mà chỉ coi như những điều kiện cơ bản về sức khoẻ của gà đã đạt ở mức cho phép để huấn luyện được.


Thanshon hân hạnh biết được một vài sư kê Mỹ nhưng hầu như ai cũng có một vài điểm khác nhau về cách tập và huấn luyện gà. Thanshon sẽ trình bày những gì mình biết và cảm thấy thích hợp để anh em dể dàng chọn lọc và phát huy.


Phần này thì sự diễn giải chắc chắn sẽ bị rối, diễn giải bằng từ ngữ cho những hành động hay động tác đa phần không thể diễn đạt được hết ý muốn nói. Nhưng thanshon sẽ cố gắng quay những đoạn video clip minh hoạ khi có thể, vì qua những hình ảnh động chắc chắn sự nhận biết sẽ dể dàng hơn rất nhiều. Trong khi chờ đợi, anh em vui lòng tập chay với thanshon.


1. XỔ GÀ:


1.1. Xổ với gà để chọn lọc:


Giai đoạn này ta sử dụng những con gà sau khi đã qua vòng sơ tuyển về "nhan sắc" để đánh giá tiếp về khả năng ra đòn cũng như thế đá để đưa vào chế độ nuôi. Thông thường thì trước khi làm việc này thì ta phải nuôi sơ sơ, với cách gọi là Pre-keep trong tiếng Anh, để gà có thể phát huy đúng khả năng của mình sau khi đã hội đủ về yếu tố sức khoẻ cơ bản. Thanhson sẽ viết về quá trỉnh Pre-keep này sau phần này để anh em hiểu rõ hơn, tuy có thể không áp dụng, bỏ qua giai đoạn này nhưng nếu được nuôi cả trong quá trình Pre-keep và Keep thì chắc chắn gà sẽ đạt được thể trạng tốt hơn.


Nói về kinh nghiệm của thanshon thì từ lúc mới biết chơi gà thì thật sự thanshon rất ít xổ gà sâu, và đặc biệt là gà lai thanshon chỉ nhấp khoảng vài ba giây là bắt ra, thasnhon có thể thả xổ tiếp nhưng hiếm để gà vô gai. Và chưa kể những con gà dữ, ăn độ xổ với nhau thì mình lại phải hạn chế tối đa chuyện xổ sâu, vì với những cú ra đòn chết người thì chuyện gà bị trọng thương là chuyện không cần phải bàn. Các anh em đừng nghĩ với đồ bịt cựa mà khi xổ gà không bị ảnh huởng, vẫn bị như thường, đồ bịt cựa chỉ hạn chế bớt chứ không thể ngăn ngừa bị thương. Và hơn nữa thanshon thường không bịt cựa cho những lần xổ vì thanshon nghĩ với kiểu đó gà sẽ học được kinh nghiệm nhanh hơn bịt cựa, nhưng cũng tuỳ trường hợp mà áp dụng chứ không phải luôn để cựa chốt (đã cưa) khi xổ. Do đó, việc xổ sâu rất ít xảy ra, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm riêng của thanhson mà thôi.


Phải nhìn nhận một con gà tốt thì sẽ tiến bộ sau mỗi lần xổ vì gà sẽ tự rút kinh nghiệm, nhưng lý giải cho việc không xổ sâu với những lý do sau: thứ nhất không có ích cho sức khoẻ gà, nguy cơ bị thương sẽ cao và đặc biệt gà khi xổ lâu sẽ có nảy sinh các tật xấu như chui, lủi, đứng so không chịu đá... với những con gà chưa xổ lần nào hay chỉ vài đợt.


Vì thế, để hạn chế những thói xấu mà gà sẽ học thì khi xổ gà không xổ gà lâu, đứng so là phải bắt ra, cho giao nạp lại (nếu muốn), hạn chế xổ ở cự ly xa cho gà mới mà phải thả gần để gà nhấc chân đá liền chứ không cần phải chạy đà để nạp (vì chưa đến lúc cần phải thả xa, trong khi tập luyện sẽ có phần thả xa). Anh em chơi gà Việt phải lưu ý điểm này vì gà Việt mình thế đá và tính nết khác rất nhiều với gà Mỹ nên chuyện thả xa, thả nhanh hay thả chậm sẽ tuỳ thuộc vào thế đá của từng con, vì hiện tại mình đang trình bày dựa trên nguyên tắc là con GÀ MỸ.


Trước khi xổ nên đánh số, phân loại trình độ đá như loại 1, 2, 3..., cho gà tức giận bằng cách cho cắn nhau, nhử và thả gần (gần như vô 3 lần gần khi đá) để gà nhấc chân đá liền khi được thả ra, nhưng chỉ nên cho đá vài chân (nếu 2 con so phải bắt ra ngay). Sau đó bắt ra, khoảng 30 giây sau cho nhấp lại như lần đâu với cự ly gần. Ghi chú lại trình độ xổ của gà vô sổ theo dõi với số đã đánh.


Việc nhận biết được loại nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc ở anh em, việc này không thể diễn đạt bằng lời ra sao cho loại 1, loại 2...


1.2. Xổ tay:


Phần này ta buộc phải có gà phu, gà phu có nhiều hơn 1 con thì tốt, nên khác màu lại càng hay. Việc cầm gà phu để cho gà sau khi chọn đá cũng có sự khác biệt lớn giữa cách cầm của người Mỹ và người Việt mình, mình thường ôm con gà 2 bên hông, nhưng người Mỹ họ cầm 1 tay bằng phần đùi + đùi trên. Tác dụng của cách cầm này là dể dàng xoay chuyển gà phu và không bị đá gà trúng.


Cách cầm: lòng bàn tay ôm sát với phần đùi và cánh gà, 4 ngón tay được đưa thẳng vô giữa phần đùi và mình gà, nói bình dân là kẹt háng, ngón cái ôm trọn phần trên (bên ngoài). Đừng sợ gà đau hay dãn cơ đùi... vì điều đo chắc chắn sẽ không xãy ra nếu ta cầm đúng cách, vả lại đó là gà phu thì chuyện bị hư cũng không đáng nói. Nhưng với cách cầm trên thì anh em có thể cầm với bất kỳ con gà nào thay vì bợ lườn.


Cầm gà phu với xu hướng đầu dốc xuống đất, ngang ngang đầu gối, nhứ nhứ để gà cần tập bay lên đá, trong lúc gà bay lên, nên hạ gà phu xuống 1 tí để gà tập đá trúng mình, hay có thể đá trúng phần lưng (tập đá lưng), nhưng bắt buộc gà tập phải đá trúng gà phu. Sau đó đem gà phu khỏi tầm đá của gà tập ngay, đưa phần đuôi của gà phu để gà tập đá từ phía sau lên. Điều này giúp cho gà tập làm quen được với mọi góc độ đá, có thể đá bất cứ góc độ nào nếu thấy lông, và đặc biệt làm cho gà xung và dữ hơn.


Khối lượng tập đề nghị: 2 lần đá đầu và 1 lần đá đuôi.


2. TẬP CHÂN:



Trong phần tập chân này thanshon sẽ chia là 2 mục: mục 1 về kiểu tập chân, mục 2 về phần massage.


2.1. Cách tập chân:


Tại sao chúng ta phải tập chân gà? Một câu hỏi rất đơn giản nhưng rất nhiều người chơi gà chưa hiểu được tường tận và nguyên nhân tại sao phải chú trọng tập mà không tập phần khác như đầu, cổ.... Chân là một bộ phần quan trọng mang tầm sống còn của gà, sự sát thương đối phương được quyết định bởi cặp chân nên chuyện tập như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất là điều cần phải được quan tâm và cân nhắc.


Nhưng các anh em nên nhớ bổn bang quyết định hoàn toàn khả năng đâm của gà, tập gà chỉ hổ trợ và phát huy tối đa khả năng mà con gà có được mà thôi. Tập giỏi cho con gà bổn bang xấu cũng không được, mà tập dở cho con gà bổn bang tốt cũng không được, khả năng sát thương chỉ phát huy một cách tốt nhất với bổn bang hay cộng với tập luyện giỏi mà thôi, các anh em nên lưu ý điểm này.


Gà đá cựa căm sẽ được huấn luyện khác tí với gà cựa dao, hay gà đòn. Gà đòn thiên về sức mạnh, gân lực nhiều... gà dao thiên về sự nhanh nhẹn trong ra đòn, gà cựa căm thì phải dung hoà giữa 2 điều đó. Và ngoài ra anh em nên đế ý việc này: sự nhanh nhẹn sẽ tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ bắp.


Lấy ví dụ: một vận động viên quyền anh hạng nặng sẽ có khối lượng cơ bắp khắc hẳn với hạng ruồi, một vận động viên chạy đường dài sẽ khối lượng cơ khắc hẳn với vận động viên chạy nước rút. Qua đó, chúng ta phải áp dụng thích hợp bài tập để con gà đá cựa sắt không bị biến thành con gà đá đòn hay con gà đá dao.


Điều cơ bản trong tập luyện chân thì biết được mình tập thế nào để đưa khối lượng cơ cũng như khối lượng tập luyện thích hợp để phát huy đối đa khả năng sát thương của gà. Như thanhson đã đề cập về dụng cụ tập trong phần trước thì đồ tập chân là một miếng ván dài được bao bọc bằng vật liệu mềm và có độ bám như thảm để gà có thể dể dàng leo và hạn chế chấn thương chân.


Miếng ván được đặt nghiêng một góc khoảng 45-50o so với mặt đất, phần trên cùng được kê hay đóng với 1 miếng ván đủ rộng (song song với mắt đất) để gà có thể đứng trên đó sau khi hoàn thành 1 thao tác tập. Và ngoài ra có thể nhốt 1 con gà mái trên đó để kích thích thêm cho gà trống càng tốt. Với vị trí ván nghiêng 1 góc như thế thì khi đặt gà trống ở giữa miếng ván thì gà sẽ có xu hướng chạy lên trên, khoảng cách thả được tăng dần hay giảm dần sẽ tuỳ thuộc vào mỗi con gà mà mình tập. Trong lúc thả gà mình có thể nắm phần đuôi gà ghị lại với mức độ vừa phải sao cho gà phải bườn để chạy lên trên. Tác dụng của kiểu tập này sẽ tốt hơn hằn việc chạy bội và tất nhiên thời gian tập sẽ được rút ngắn mà hiệu quả đạt ở mức tối đa, vì chạy bội gà chỉ hoạt động trên bề mặt phẳng không thể tốt bắng gà hoạt động trên mắt dốc, ngoài ra khi chạy bội nếu gà làm biếng thì hiệu quả đạt được rất ít nếu so với kiểu tập này. Khối lượng tập đề nghị bao nhiêu thanshon sẽ nói ở phần sau, nhưng không nên tập quá 10 lần.


2.2. Massage chân:

Tại sao mình phải massage cho gà sau mỗi lần tập?


- Cũng như những vận động viên, sau những bài tập nặng thì cơ bắp sẽ săn chắc, căng cứng, mệt mỏi... thì việc massage sẽ giải quyết phần những vấn đề đó, tuy không triệt để nhưng massage giúp hồi phục nhanh chóng.


Khi ta tập luyện với cường độ lớn hay bất thường thì chứng nhức mình hay còn gọi là nhức cơ sẽ hình thành: nguyên nhân là lượng acid latic được tiết ra trong quá trình tập luyện do sự đốt cháy năng lượng mà anh em mình đã đề cập ở phần trên là Glycogen, thì việc massage sẽ giải quyết 1 phần việc này. Và nói rộng hơn tí nữa thì gan sẽ làm nhiệm vụ lọc và thải những chất có hại cho cơ thể gà nhưng nếu được massage sau khi tập luyện thì quá trình lọc thải sẽ nhanh hơn và gà sẽ về trạng thái bình thường nhanh hơn. Và vài sư kê cũng nói với thanshon rằng B12 và B15 sẽ kích thích quá trình lọc thải này được diễn ra nhanh hơn. Massage còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh thực vật, kích thích các phản ứng hoá học có lợi, giúp máu lưu thông tốt hơn...


- Dụng cụ cần thiết cho phần massage này là bao tay, các anh em có thể sự dụng bao tay mà các chị em che nắng khi ra trường, với vật liệu đó sẽ thích hợp cho việc massge cho gà, nhắm tránh tình trạng gà bị hư lông. Đừng để hình ảnh gà sau khi tập như con chuột mắc mưa thì không ổn.


2.2.1: Massage chân:



Sau khi gà tập xong, để gà trên bàn tập cho thao tác được diễn ra dể dàng. Chân gà có 3 phần: đùi trên, đùi và cán, masage được tập trung ở phần đùi trên, đùi và các khớp xương. Dùng ngón tay cái, tay trỏ massage các khớp xương, dùng 3 ngón (trỏ, giữa và áp út) massage phần đùi trên, vuốt, bóp từ phần đùi trên xuống phần đùi với 1 lực bóp vừa phải. Massage độ khoảng 10 lần, hơn thì càng tốt. Và nên massage thêm phần lưng, cơ ngực thì càng tốt. Massage cơ ngực được thực hiện với 1 lực nhấn nhất định dọc theo 2 bó cơ ngực, động tác được thực hiện từ trước ra sau.


2.2.2: Kéo cơ chân:

Vuốt từ phần đùi xuống tới phần cán của gà với 1 lực vừa đủ, nắm cán gà kèo xuống nhẹ nhàng vừa phải để cơ chân được dãn ở mức cho phép, đừng kéo quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến các đầu cơ nối với khớp thì tiêu. Tác dụng làm cho cơ chân được dãn, lõng, mau phục hồi lại trạng thái bình thường, góp phần cho sự đau cơ do tập luyện giảm đi.


Ngoài ra nên thoa một ít dầu ăn (dầu Olive) vô cán gà để tránh tình trạng bị khô. Phần này thì hoàn toàn khác biệt với kiểu nhận định của người Việt mình. Người Việt mình thích cán gà phải khô như gà chết mới hay, nhưng cách nuôi của người Mỹ thì ngược lại, họ không để cho chân gà bị khô vì điều đó ảnh hưởng đến độ ẩm của gà. Thanshon sẽ trình bày phần chăm sóc chân gà này trong quá trình nuôi để anh em rõ thêm trong phần sau.


3. TẬP CÁNH




Việc tập cánh giúp gà phát triển hệ cơ cánh, đặc biệt là cơ ngực. Cơ ngực là cơ chính quyết định việc bay nhảy, cơ ngực phát triển tốt thì việc bay nhảy mới đạt được như mong đợi và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ cũng như sức mạnh của những cú đá. Ngoài việc gà hoạt động trong chuồng bay thì chúng ta nên tập gà ở bàn tập cánh để thể lực và hệ cơ cánh được phát triển tốt nhất.


Bàn tập cánh đã được anh Redsun minh hoạt cụ thể bằng đoạn phim của Dr Teddy, qua đó thì anh em có thể dể dàng hình dung được thế nào là bàn tập cánh, và tập như thế nào.


Trước tiên chúng ta phải làm cho gà làm quen với bàn tập, vì thường gà mới sẽ cảm thấy không thoải mái khi đứng trên bàn tập. Để giúp gà cảm thấy an toàn và thoải mái ở bàn tập thì chúng ta nên bỏ vài hạt đồ ăn trên bàn tập cho gà. Và ngoài chúng ta có thể nhốt 1 con gà mái ở bàn tập cánh cho gà trống cảm thấy thoải mái hơn thì càng tốt.


3.1. Tập cánh bay thẳng:



Ôm 2 cánh gà, sau đó lùi xa khoảng 1 bước chân so với bàn tập, quăng thẳng, nhẹ gà cho gà bay về bàn tập. Khi mới tập gà thường lúng túng vì thế khoảng cách gần sẽ giúp gà định hình được kiểu đáp cũng như bay về bàn tập, và khoảng cách sẽ tăng dần qua mỗi ngày tập. Khối lượng tập đề nghị khoảng 10 lần bay, nhưng tuỳ vào thể trạng của mỗi con mà mình có thể tập hơn và ngược lại.


Nhưng chúng ta có thể tăng cường độ tập của gà bằng cách cho gà đứng sát mé bàn tập, nắm kéo đuôi gà sao cho gà phải đập cánh liên tục để tránh bị té trong khoảng 1-2 giây sau đó buông ra. Nên tập xen kẽ với vài cái bay bình thường + 1 kéo đuôi, sau đó cho bay bình thường vài cái + kéo đuôi.... Kiểu tập như thế giúp gà hoạt động nhiều hơn so với quăng gà. Ngoài ra chúng ta có thể ôm gà ra xa cách bàn tập khoảng 1 thước, ôm gà (bên trong cánh -không ôm cánh gà vì nên để cánh gà tự do) quăng về phía bàn tập nhưng có xu hướng kéo ngược lại để gà phải tăng lực đập cánh để bay về phía bàn tập. Với kiểu tập cường độ lớn như vầy thì khối lượng tập có thể rút ngắn chỉ cần khoảng 5 lần bay.


[i]3.2. Tập cánh bay cong:

Với kiểu tập như thế này ngoài việc phát triển hệ cơ bay thì chúng ta có thể giúp gà làm quen với việc bẻ lái, chao đảo trên không khi cần thiết, vì trong khi giao đấu thì chuyện nạp quá đà hay lở trớn là chuyện thường xảy ra. Tập gà kiểu bay cong giúp gà có thể quay đầu trên không trung hay bẻ cua 1 góc 90o dể dàng để sát thương đối phương mà không cần phải đáp xuống để lấy đà 1 lần nữa. Thanshon được thấy vài trận gà, cũng như xổ gà với kiểu quay đầu như thế này, gà nạp hụt bay qua khỏi đầu đối phương nhưng vẫn có thể quay đầu lại trên không và giết đối thủ với chân đá từ trên không trung xuống, hay gà bẻ cua trên không khi bay lố đà, chứng tỏ những kiểu tập như thế này có thể được gà phát huy và sử dụng trong trận đấu.


Kiểu bàn tập buộc lòng phải dài hơn kiểu bàn tập của Dr Teddy, và bàn tập được đưa 1 đầu đến sát tường, để tạo vật cản. Ôm gà đứng song song với bàn tập, quăng gà song song theo bàn tập hướng về bức tường, gà buộc lòng phải chuyển hướng bay trên không khi gặp vật cản trước mặt, và khoảng cách được tăng dần để đoạn đường bay được tăng lên. Nên nhớ quăng với lực vừa đủ để gà không bị quăng vô tường do không bẻ lái kịp vì lực quăng quá lớn. Khối lượng đề nghị: 5 lần bay cong.


Sau khi hoàn thành các bài tập cánh, chúng ta phải massage cánh, ngực và lưng gà, sau đó cho gà vô chuồng bươi để gà nguội dần.


Nguyên tắc cần lưu ý trong việc tập gà: ''Không được tập luyện quá sức gà". Viết đến đoạn này thanshon lại nhớ đến 1 anh bạn, anh kể cho thanshon nghe sau những lần anh tập gà thì gà chạy trốn khi thấy anh ấy :-D . Điều đó chứng tỏ mình đã bắt gà tập quá sức của nó. Khối lượng chỉ nên tăng dần từ thấp lên cao, đừng buộc gà tập luyện ở đỉnh điểm trong vài lần đầu, do gà chưa quen và thể lực chưa hoàn chỉnh để nuốt toàn bộ khối lượng tập luyện.


Còn việc nhận biết thế nào là quá sức của gà thì hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của anh em, nhưng có một vài biểu hiện chính như sau: gà thở dốc liên tục, 2 cánh bung ra, chân, cánh rã rời...


4. TẬP THĂNG BẰNG


Phần này thanshon chia ra 1 mục riêng biệt cho tiện, giúp phân biệt tác dụng của những bài tập được bao quát hơn. Nhưng trong khi tập luyện chúng ta có thể tập xen kẽ, hay chung với tập cánh.


Việc tập thăng bằng giúp gà nhanh chóng lấy lại thăng bằng khi bị mất thăng bằng trong khi giao đấu. Trong trận đấu việc gà mệt, bị cựa nằm hay bay thất thế là điều chắn chắn sẽ phải xảy ra nên việc tập thăng bằng giúp cho có thói quen tốt để lấy lại thế trong thời gian nhanh chóng nhất có thể.


4.1. Hất


Trong phần này thì có 2 kiểu hất: hất trên và hất dưới.


4.1.1. Hất trên:

- Để gà đứng trên bàn tập, đầu đuôi hướng theo chiều dài của bàn tập, hay nói các khác là đứng song song với người tập. Môt tay bợ phần ngực, 1 tay bợ phần bọng đít, dùng lực tay hất phần ngực để gà xu hướng ngã về sau với lưng giao động từ 45o đến 90o so với mặt bàn tập. Thông thường tay thuận của người tập sẽ bợ phần cần hất, ví dụ thuận tay phải thì tay phải nên bợ phần ngực trong kiểu tập này.


4.1.2.Hất dưới:

- Vị trí đứng của gà cũng y như phần tập hất trên nhưng thay vì tách động lực lên phần ngực thì phần này mình làm ngược lại, tác động lực lên phần bọng đít. Khi đó gà có xu hướng cắm đầu, đít chổng lên trời.


Khối lượng tập đề nghị cho 2 kiểu tập: 3 lần cho mỗi kiểu.


4.2. Lật ngữa:


Tập kiểu này giúp gà có thói quen lấy lại thăng bằng khi té lật ngữa dưới đất. Gà Mỹ đa phần làm biếng phần này, trong khi giao đấu lỡ có té nằm ngữa thì sẽ không thèm đứng lên nếu chúng ta không tập cho nó. Mặc dù bị thất thế, bị đâm nhưng nhiều con vẫn không thèm đứng lên, điều đó hoàn toàn bất lợi trong khi giao đấu vì đôi khi gà đối phương có thể kết thúc trận đấu trong vài chân bên trên.


Viết đến đây thanshon nhớ lại những tranh cãi mà anh em thường hay bàn luận về chuyện gà Mỹ bỏ chạy khi giao đấu, và thường thi cuộc tranh luận chẳng đi đến đâu, người bênh vực kẻ phản bác. Nhưng riêng với kinh nghiệm của bản thân thanhson thì thanshon chưa thấy con gà Mỹ nào bỏ chạy khi đang giao đấu, có chăng chỉ là những con gà lai Asil mà thôi. Có anh em phản biện rằng tại vì thuốc mà người đá sử dụng cho gà trước khi thi đấu làm gà không biết đau... nhưng điều đó không hẳn đúng vì thanshon chơi với cả 2 trường phái: chơi thuốc và không chơi thuốc (tự nhiên). Thuốc chỉ có tác dụng là hổ trợ thêm dựa trên nền tảng mà con gà đã có sẳn mà thôi, thuốc không thể làm con gà nhát trở thành con gà gan hay con gà đá yếu thành con gà mạnh được. Phần sử dụng thuốc này thanshon sẽ bàn rỏ hơn tí trong 1 phần riêng biệt để anh em nắm. Cho nên với những kinh nghiệm riêng của mình thì thanhson lý giải cho trường hợp gà Mỹ về VN đá bỏ chạy là: BỔN BANG hay GIÒNG GIỐNG. Bổn bang không tốt, giòng giống không hay thì thế hệ đàn con sẽ mắc rất nhiều lỗi, trong đó cái cơ bản là thiếu lì, và đá dở.


Quay trở lại chuyện tập gà thì phương pháp này giúp gà nhanh chóng đứng lên khi bị té lật ngữa, để hạn chế việc bị trọng thương với những cú đá từ bên trên.


* Ôm 2 cánh lật ngữa gà để lưng nằm sát bàn tập, buộc gà phải đứng dậy ngay. Lật bên trái, lật bên phải.


Khối lượng đề nghị: 3 lần mỗi bên.


Chú ý: phần tập bổ sung để phát huy những thế mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu của gà Mỹ như đá lưng, xỏ đất, ray... thanshon đề nghị như sau:


* Đá lưng: cầm gà như lúc xổ tay, nhử gà sao cho khi gà cần tập bay lên không trung chúng ta hạ gà phu và nhấn gà phu về phía trước sau cho gà cần tập bay phía trên lưng của gà phu mà đá xuống. Kiểu đá đó sẽ được hình thành và phát huy sau mỗi lần tập. Khối lượng để nghị: 3 lần.


* Xỏ đất: cho gà phu nằm sát đất cho gà cần tập cắn đá. Khối lượng đề nghị: 3 lần.


* Ray: đè gà cần tập lật ngữa, dùng những ngón tay đè phần lườn sao cho tay không được cản trở chân gà mà gà cần tập không thể đứng lên, tay đè lòn từ dưới lòn lên để tránh che tầm nhìn của gà cần tập, cầm gà phu bằng lông lưng (như trọng tài người Phi cầm gà - đã buộc giò) dơ khỏi tầm hoạt động của gà cần tập, sau đó nhấn sát gà phu vô gà cần tập để gà cần tập phát huy những cú đá với vị trí nằm ngữa. Phần nay anh em có thể may túi vải bao bọc trọn thân gà phu, chỉ lòi phần đầu và đuôi, có quay cầm trên lưng để dể thao tác và gà phu không có cơ hội đá gà cần tập nằm bên dưới. Túi vải được may giống túi vải nhốt chim chìa vôi, anh em nào đi bẫy chim chích chèo than, hay lữa chắn chắn phải biết kiểu túi nhốt đó, cái khác duy nhất là may thêm quay cầm bên trên để mình cầm được gà phu với phương song song với mặt đất mà thôi.


Sau khi đã hoàn thành xong bài tập nên massage cho gà. Và điều cơ bản thanshon xin nhắc lại trong phần tập gà là: "Không được phép tập luyện quá sức gà".


Nguồn: Thanhson ganoi
Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ
4 stars - "Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ" SEO Blogspot.
Super Plugin Rating: 7 out of 10
Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ
Review: 5 - "Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ" by , written on 19:50
Một bài viết rất hay về gà Mỹ đá. Một bài viết tổng quát về cách nuôi gà Mỹ đá cho anh em muốn tìm hiểu về loại gà này. PHẦN I: NHỮNG THỨ...
Gà chọi

Gà đá Mỹ. Bài viết tổng quan về giống gà đá Mỹ

Average rating: 4.9, based on 89 reviews from $0.99 to $99