Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông

Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông

Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao. Cái tên gà H ' Mông đã nói lên rằng gà này thuộc giống bản địa của vùng Tây Bắc V...
Comment 18:24

Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.

Cái tên gà H ' Mông đã nói lên rằng gà này thuộc giống bản địa của vùng Tây Bắc Việt Nam. Gà H' Mông được nuôi thả rông trên các khu đồi cao trồng sắn, trồng ngô tự kiếm thức ăn.
Giống gà này có đặc điểm từ màu lông đến da toàn màu đen vì thế còn gọi là gà đen H' Mông, da gà rất là dầy - giòn, rất thơm ngon. Vì vậy đã trở thành một món đặc sản của vùng Tây Bắc.
Hiện nay đã có nhiều cơ sở, chăn nuôi gà làm kinh tế vì gà có gia trị kinh tế cao

Gà H'Mông có ưu điểm gì?

Gà H'Mông đặc điểm là nuôi thả, ăn tự nhiên nên thể trạng gà rất tốt, chính vì vậy gà H'Mông còn có thể chữa được một số bệnh.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhóm gà đen đặc biệt này và tìm ra trong thịt của chúng có hàm lượng axitamin và axit linoleic cao. Ngược lại, hàm lượng mỡ và cholesterol thấp nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhược cho người vừa ốm dậy hay làm thực phẩm hằng ngày cho người muốn giảm cân, người mắc chứng tim mạch, tiểu đường…
Vì là gà thả rông nên sức đề kháng gà rất tốt và hầu như không bị mắc bệnh tật gì

Cách nhận biết gà H'Mông thuần chủng.

  • Màu lông: Màu đen
  • Màu da: Màu đen
  • Chân gà có 4 ngón
  • Mào đen
  • Da đen
  • Nội tạng đen
  • Xương đen
  • Khối lượng từ 8 lạng - 1 kg

Cách nhận biết gà H'Mông lai.

  • Màu lông giống gà Ai Cập là gà lai Ai Cập.
  • Gà 5 ngón là lai gà ác
  • Gà mào đỏ hình dáng nhỏ gọn là lai gà ri
Xem thêm : Gà nòi là gì?

Giá gà H'Mông.

Giá thịt gà H'Mông tương đối cao, ngày thường giá từ 250 -300/1kg nhưng với ngày tết có thể lên đến 400 nghìn/1kg.
Gà H Mông giờ đã là đặc sản nên được nhiều người lùn mua để ăn và biếu trong dịp lễ tết

KỸ THUẬT NUÔI GÀ H’ MÔNG

I. CHUẨN BỊ GÀ GIỐNG

Giống gà tốt là  yếu tố quan trọng hàng đầu  để tạo nên sự thành công trong chăn nuôi gà. Con giống  phải  đảm bảo được các yếu tố của một  con giống  tốt cho từng mục đích chăn nuôi ( nuôi gà thịt hay gà đẻ đẻ trứng ). 

1. Chọn gà con giống:

* Yêu cầu:
- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
- Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông  bông, bụng  gọn, chân mập.
- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ  bụng, lỗ huyệt  bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
* Cách chọn: 
- Bắt lần  lượt từng con và cầm trên tay,  quan sát  toàn diện  từ lông,  đầu,  cổ, chân, bụng  và hậu môn để phát hiện các khuyết tật.
- Sau đó thả gà để quan sát đi  lại.
- Loại những con không đạt yêu cầu.


2. Chọn gà giống để nuôi sinh sản

Cũng như các giống gà địa  phương khác, gà H’Mông là giống gà có thể nuôi kiêm dụng có nghĩa là vừa có thể nuôi lấy thịt vừa có thể nuôi sinh sản lấy trứng. 
Để nuôi gà lấy trứng đạt hiệu quả cao, ta cần có sự chọn lọc gà cẩn thận qua từng giai đoạn để được những con gà giống sinh sản tốt (đẻ nhiều, tỷ lệ trứng có phôi cao, khi mang ấp lỷ lệ nở cao… ) 

2.1 Chọn gà mái để nuôi hậu bị sinh sản 

Sau giai đoạn gà con ( gà đã nuôi được khoảng 7- 9 tuần tuổi ) để nuôi gà sinh sản ta phải có sự chọn lọc gà lần thứ nhất để chuyển sang giai đoạn nuôi hậu bị, cách chọn đại thể như sau: Trong đàn, chọn những con phát triển tương đối đồng đều, có bộ lông bóng mượt mang màu sắc đặc thù của giống, dáng nhanh nhẹn phàm ăn nhưng hiền lành; mu mắt đen; mỏ to, hơi cong; thân mình dài, háng rộng, bụng hơi xệ; hai chân ống tròn, màu đen bóng, cao vừa phải, bàn chân và ống chân ấm áp, loại bỏ những con chân quá cao, quá thấp, khô gầy và giá lạnh

2.2 Chọn gà nuôi sinh sản

* Chọn gà mái:
- Vào tuần tuổi thứ 19 - 20 là thời điểm kết thúc giai đoạn gà hậu bị, sang tuần tuổi 21 gà sẽ bắt đầu đẻ , ta lại tiếp tục chọn lọc lần 2. Trước hết chọn những con có trọng lượng không quá  thấp, không quá cao,  lúc 20 tuần  tuổi đạt khoảng 1,4 kg đến 1,6 kg là tốt nhất, sau đó chọn những con có đặc điểm
+ Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đen bóng.
+ Mắt  sáng, lông  mượt xếp sát vào thân, bụng  phát triển mềm mại.
+ Hậu môn rộng màu hồng tươi hoặc hơi đen, nhẵn và hơi ướt.
+ Khoảng  cách giữa  xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa  hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
* Chọn gà trống 
Chọn những con trống có đặc điểm chung như: màu lông điển hình của giống, bóng mượt, sáng lấp lánh... Đầu to, cổ cao, thân hình vững chắc. Hai chân to khoẻ có nhiều lông, đi lại vững trãi, da bóng. Dáng nhanh nhẹn hùng dũng; hai mắt linh hoạt, tinh nhanh; cánh khoẻ khoắn úp gọn trên lưng. Tính hăng khi trông thấy gà mái; lông đuôi dài hai bên cân đối. Trọng lượng hơn gà mái cùng độ tuổi từ 200 - 300g . 

II. HỆ THỐNG CHUỒNG TRẠI CHO GÀ

1 Dụng cụ úm gà con 

Theo cách thức nuôi cổ truyền  sau khi gà mái  ấp nở tự nuôi con, gà mẹ dẫn con đi trong sân, vườn để kiếm mồi nên rất dễ gặp nguy hiểm, tỷ lệ  hao hụt  rất nhiều do gà con bị sa  hố nước hoặc bị chồn,  cáo,  mèo,  chuột  ăn thịt.  Mặt  khác gà rất dễ bị nhiễm bệnh tật, giun sán hoặc chất độc, nên nhiều  khi cả bầy  gà  mà  chỉ  sống  được vài  con. Do vậy để gà khoẻ mạnh,  ít  bệnh  tật, ít  chết, nhất  thiết  phải  nuôi úm.
Để úm gà có thể làm lồng úm hoặc dùng cót để quây. 
Nếu làm lồng úm lên làm theo kích thước 2m x 1m x  0,5m; chân cao khoảng 0,4 m để đủ úm 100  gà  con. Phần đáy lồng úm nên dùng sàn nhựa chuyên dùng có lỗ. Xung quanh  có thể  dùng  lưới thép hoặc nhựa, hoặc cũng có thể đan bằng tre đồng thời cầm có rèm che xung quanh để giữ ấm cho gà hoặc có thể linh hoạt điều chỉnh độ thông thoáng trong lồng ấp. 
Nếu dùng cót để quây thì nên dùng cót ép có chiều dài từ 3 - 5m đẻ có thể dễ dàng tăng giảm diện tích quây.

2. Chuồng gà

Chuồng nuôi gà cần được làm ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, không bị đọng nước, tận dụng được càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt; 
Chuồng gà có thể làm  đơn giản  bằng vật liệu sẵn có  như:  Tranh,  tre, nứa, lá cọ, rơm, rạ,... hoặc xây chuồng với mái  lợp bằng tôn hoặc ngói đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm kín về mùa đông. Nuôi 100 gà  thả vườn cần diện tích 15 - 20m2 chuồng.
Chuồng nên có sàn hoặc sào cho gà đậu bằng tre, gỗ cách 40 - 50 cm so với  nền chuồng,  để  phân gà rơi xuống dưới dễ dọn phân và làm  vệ sinh 
Hai tuần  trước khi đưa  gà  nhập  chuồng  thì  chuồng  trại  và các thiết  bị  chăn nuôi (máng ăn, máng uống...) phải được cọ rửa, sát trùng,  vệ sinh sạch sẽ.
           Chất độn chuồng  như trấu, dăm bào phải khô sạch, không nấm  mốc.
* Nếu nuôi theo phương pháp công nghiệp:
Ta đóng một ô chuồng rộng từ 2 - 3m2 tuỳ theo  thực tế của mỗi gia đình. Dưới  chuồng nên rải  trấu khô, dăm bào hoặc rơm, cỏ khô sạch cắt ngắn làm  thành lớp đệm 5 - 10cm,  hoặc có thể làm  sàn ( giống như dát giường ) bằng tre, gỗ, cao 40 -  70cm  so với   mặt nền để  phân  rơi xuống nền rồi dọn đi.
         * Nuôi bán chăn thả:
Chuồng nuôi không cần rộng lắm, mặt  trước của chuồng  hướng về phía  Đông - Nam để mặt trời  chiếu  vào chuồng  buổi sáng  đảm bảo sát  trùng  và  khô ráo, hợp vệ sinh. Sàn chuồng  làm  bằng  lưới hoặc  tre  thưa  cách mặt đất  từ 0,5  - 0,7m để gà ngủ được thoáng, khô ráo đồng thời thuận lợi trong việc dọn vệ sinh. Xung quanh chuồng rào bằng những thanh tre hoặc gỗ thưa cách nhau 2 -  2,5cm để thoáng  gió vườn. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân,  vườn cho gà chơi và kiếm ăn, tắm nắng, buổi tối gà vào chuồng  ngủ.

2.3  Máng ăn - uống

Máng ăn: Gà mới nở dùng  mẹt vành  thấp hoặc khay ăn bằng tôn, hoặc nhựa, cho ăn đến 3 tuần tuổi.  Sau đó chuyển sang dùng máng dài hoặc máng tròn máng tròn tự  động  bằng nhựa  hoặc tôn. Máng loại phi 50 dùng  cho 25 - 30 con gà/ 1 máng.
Máng uống:  Gà các lứa tuổi đều nên dùng loại máng galon bán tự động hoặc tự động  là tốt nhất. Gà con  dùng loại 1 - 2  lít gà dò và gà to dùng  máng 3,5 - 5 lít.
Các loại máng ăn máng uống đều có bán trên thị trường. Nên chọn mua ở những của hàng bán kết thuốc thú y hoặc thức ăn và dụng cụ chăn nuôi. Ở đó người bán ít nhiều có kiến thức về chăn nuôi nên có thể tư vấn cho ta nhiều điều bổ ích

  2.4  Bể tắm cát cho gà

Cũng giống như các giống gà ta khác, gà H’ Mông rất  thích tắm, cát hoặc đất bột. Tuỳ điều kiện có thể xây bể hoặc đào hố tắm cho gà, bể hoặc hố có kích thước dài  2m, rộng 1m, cao 0,3m dùng cho 40 - 50 con gà, trong đó chứa cát khô, tro bếp, có thêm ít bột lưu huỳnh càng  tốt, cần bố trí bể hoặc hố tắm ở nơi có bóng mát. 

2.5 Ổ đẻ cho gà

Tuỳ từng  cách nuôi công nghiệp  hay bán chăn thả để làm ổ  khác  nhau.
- Nếu nuôi gà đẻ theo kiểu công nghiệp thì lồng  nuôi gà  là ổ đẻ, cần thiết kế cho sàn lồng nghiêng ra phía trước để khi gà đẻ trứng  lăn ra và rơi xuống máng đỡ.
- Nuôi thả vườn hay bán công nghiệp phải  làm  ổ đẻ bằng thùng,  hoặc chuồng đẻ cho cả loạt gà. Ổ được để ở nơi góc khuất của khuất của chuồng để khi gà đẻ không bị gà khác nhìn thấy; một ổ đẻ được bố trí cho 5 - 10 gà mái. Có thể tận dụng hộp cát tông  nhỏ hay thúng mủng cũ hoặc có thể đóng bằng gỗ, bên trong có lót  rơm hoặc trấu sạch, mỗi  ổ  đẻ cho 4 - 5 gà mái.

2.6 Máng cát sỏi

Gà có nhu cầu ăn thêm một số cát hoặc sỏi đá nhỏ để giúp gà tiêu  hoá thức ăn được thuận lợi và cung cấp một phần  chất  khoáng can xi, nên cần đặt ở gần chuồng hoặc quanh sân thả một số máng cát và sỏi  

2.7 Bố trí sân, vườn, bãi thả gà.

Gà nuôi bán chăn thả phải có diện  tích sân, vườn thả tối thiểu từ 2 -5m2/ con.  Sau 1 - 2 tháng cần thay sân hoặc bãi thả để gà có thể kiếm được nhiều thức ăn và có thời gian sát trùng sân, bãi. Một  khu gà nuôi  nên xây dựng 2 - 4 sân, bãi  thả để luân phiên  nhau.  Sân, bãi thả nên có cây bóng mát, có cỏ  xanh  là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin,  khoáng, là nguồn bổ xung dinh dưỡng  cho  gà. Có bãi  thả gà tự do vận động, kiếm thức ăn, tắm nắng để tạo vitamin  D làm  xương rắn chắc, tăng cường sức khoẻ và khả năng phòng chống bệnh.

III. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH GÀ.

1. Chăm sóc nuôi dưỡng

a) Nuôi gà con từ 0 - 1 tháng tuổi
Gia đoạn này cần úm gà thật cẩn thận. Có thể úm gà trong lồng úm hoặc trên nền chuồng. Nếu úm trên nền cần sử dụng trấu hay phoi bào đã được khử trùng để nót nền, cần trải dày từ 5 - 10 cm. Máng  ăn, máng uống phải được sát trùng, phơi khô, sạch sẽ. Dùng quây  bằng  cót cao 40 - 50 cm và chiều  dài  cót tuỳ theo  số lượng gà  để úm. 
* Mật độ úm: Nếu úm mật độ quá đông gà sẽ chậm  lớn và dễ sinh bệnh tật,  nếu  nuôi mật độ quá ít sẽ lãng phí chuồng  nuôi, nhiệt sưởi... vì vậy cần úm với mật độ thích hợp khoảng  40 - 50 con/m2; 
* Nhiệt độ úm: - Điều chỉnh nhiệt  độ cho nuôi úm gà con là  rất cần thiết,  trong thời gian 1 đến 3 tuần đầu gà không tự điều chỉnh được thân nhiệt một cách hoàn chỉnh vì vậy thiết  bị sưởi ấm phải đặt cho hợp lý và phải luôn có sự điều chỉnh để nhiệt độ phù hợp với  nhu cầu của gà. Trước khi thả  gà  vào  quây  hoặc  lồng  úm. Chuồng và  lồng  úm phải  được  sưởi ấm trước vài giờ.

Nhiệt độ và mật độ úm gà  được theo dõi và điều chỉnh như sau:


Ngày tuổi Nhiệt độ 
trong quây úm Mật độ úm 
( Con/ m2 ) §é Èm 
t¬¬ng ®èi
1 - 3 31 - 33 85 - 100 60 - 70
4 - 7 30 - 31 65 - 85
8 - 14 29 - 30 50 - 65
15  - 21 26 - 28 35 - 50
22 - 28 24 - 26 25 - 35
28 trở nên 23 - 24 20 - 25
Nếu không giữ cho nhiệt độ trong chuồng  úm đảm  bảo nhu cầu thì gà dễ bị chết nhiều hoặc còi cọc chậm lớn, tỷ lệ  đồng đều thấp.
*Có thể dùng mắt thường để quan sát phản ứng của gà với  nhiệt độ như sau:
+  Nhiệt độ vừa phải,  gà con sẽ con ăn uống,  con nằm,  con đi lại rải  rác khắp chuồng,  thỉnh thoảng cất tiếng  kêu như hát.
+ Nhiệt độ thấp gà tập trung  lại gần nguồn nhiệt  hoặc tụm đống đè lên nhau, chen chúc run rẩy, cần phải điều chỉnh tăng nhiệt độ úm cho gà.
+  Nhiệt độ cao quá gà tản  xa nguồn nhiệt,  nằm há mỏ, xã cánh, thở  mạnh, uống nước nhiều, cần giảm bớt nhiệt độ.
+ Bị gió lùa gà nằm tụm lại ở một góc kín gió trong chuồng, cần che ngay hướng gió lùa.
* Thức ăn : Bắt đầu cho gà tập ăn bằng ngô xay, tấm gạo trộn với  thức ăn công nghiệp (nên dïng loại c¸m C28A ; 28B) của hãng Con cò.  Sau 4 - 5 ngày mới cho gà ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Trong giai đoạn này cho gà ăn tự do, dùng khay ăn hoặc mẹt vành thấp để cho gà ăn. Đặc tính của gà là thích thức ăn mới nên cần cho ăn thành nhiều bữa trong ngày để thức ăn luôn được mới. 
b. Nuôi gà từ 1 - 2 tháng  tuổi
Thông thường sau 1 tháng tuổi nếu thời tiết ấm áp có thể bỏ quây, lồng úm và thả gà tự do trong chuồng hoặc ra sân chơi. Nếu thời tiết quá lạnh cần úm gà đến khoảng 7 - 8 tuần tuổi.
Thời gian này đàn gà hay cắn mổ nhau,  trong điều  kiện  nuôi chật hẹp,  mật  độ cao, để hạn chế hiện tượng trên cần có các biện pháp sau:
- Thả dần cho gà ra sân, vườn để gà chạy, nhẩy quên việc mổ cắn nhau..
- Cho gà ăn thêm rau xanh, cỏ ( cần rửa sạch rau để phòng bệnh ).
-  Cắt mỏ vào tuần thứ 7 - 8. Dùng kéo cắt phần chóp nhọn của  mỏ gà.
-  Những con bị mổ chảy máu  phải  đưa nhốt nuôi riêng và cầm máu bằng cồn  Iod 3% và bôi xanh metylen 2% tránh  ruồi.
Thức ăn: giai đoạn này nên sử dụng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng của hãng con cò. Nếu gà nuôi sau này làm gà đẻ dùng loại C26 ; nếu nuôi làm gà thịt sử dụng loại C29. Nếu điều kiện trong vùng có sẵn ngô, sắn, thóc ... thì nên dùng cám đậm đặc. Với gà thịt dùng loại C20 ; với gà nuôi làm gà đẻ dùng loại C25. Cách thức sử dụng đã được nhà sản xuất hướng dẫn cụ thể trên bao bì.
c. Nuôi gà từ 2 - 5 tháng tuổi
Sau 2 tháng tuổi, có thể thả gà hoàn toàn trong sân, vườn. Tùy diện tích  sân, vườn để  quyết  định lượng gà nuôi.  Nếu nuôi chật quá đất chóng dơ bẩn, gà hay ốm yếu, bệnh tật. Nên nuôi với  mật độ tối đa là 2 - 3 con gà/ m2 sân, vườn.
*  Giai đoạn này  cần  lưu ý:
- Đến đầu tháng thứ 3 chọn gà nuôi làm giống ra nuôi riêng theo chế độ độ của gà hậu bị sinh sản với mức ăn hạn chế để chống hiện tượng gà béo sớm làm ảnh hưởng đến năng xuất sinh sản sau này.
- Đến đầu tháng đầu tháng thứ 5 tiếp tục lựa  chọn gà mái  giò và gà trống tốt để làm  giống, tỷ  lệ  trống để lại 1 trống/ 8 -10  mái.
- Nuôi tách riêng  gà mái  trống mái  để tránh  gà trống  quấy rối.
Cách chọn gà hậu bị, gà dò, gà trống đã trình bày ở phân trước, những con không được chọn để nuôi sinh sản thì mang nuôi riêng để bán làm thực phẩm.
Từ 21 - 24 tuần  tuổi  gà bắt đầu vào đẻ khởi động. Chú ý cho gà ăn đầy đủ khẩu phần, không cần cho ăn hạn chế nữa, đồng thời bổ xung thêm các loại khoáng chất nhất là Canxi , ADE ... để gà có đủ vôi tạo vỏ trứng. 

2.1  Phòng bệnh

Phòng bệnh  trong  chăn  nuôi gia  cầm cần phải  áp dụng  một chương trình kết hợp gồm an toàn  sinh học - tiêm  chủng - vệ sinh.

2.1.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh khu chăn nuôi ( với khu chăn nuôi lớn )

- Xây dựng các khu chăn nuôi cần cách xa, các giống  gia cầm khác, cách các khu dân cư càng xa càng tốt.
- Xung quanh  phải  có hàng rào ngăn cách, có cổng, cửa ra  vào phải được kiểm  soát và cách ly với bên ngoài.  Trước mỗi lối vào  khu chăn  nuôi phải  có hố sát  trùng  cho người  và xe cộ, thiết  bị ra  vào. Các dụng cụ chăn nuôi không  được mang ra vào tuỳ tiện 
- Chọn hướng chuồng  trại  tốt nhất để tránh nóng vào mùa Hè và chống gió rét  vào mùa Đông. Nên xây chuồng theo hướng Đông - Nam, thiết kế cần đảm bảo độ  thông thoáng.
- Mọi người ra vào khu chăn  nuôi phải  sát trùng  giầy dép, quần áo, chân, tay.
Thay quần áo sạch, vô trùng trước khi vào. Quần áo mặc trong khu chăn nuôi thường được khử trùng, vệ sinh sạch  sẽ.
- Kiểm soát phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp  xúc giữa các loài chim lạ thú vật và các loại giai cầm khác thả rông vào khu nuôi gà.
- Mua gà giống ở các cơ sở có uy tín có biện pháp phòng bệnh tốt.
- Nhất thiết đàn giống  mẹ phải  được tiêm  các loại vacxin  như:  vaccin  gumboro, Newscastle,  IB...  nếu đàn gà bố mẹ đã được tiêm  vaccin nhũ dầu thì  đàn gà con được truyền kháng thể từ mẹ qua lòng  ỏ trứng  tới gà con.  Kháng  thể mẹ truyền qua có thể bảo vệ đàn  gà con khi tiếp  xúc với  các bệnh đó trong vòng 2 tuần sau khi nở. 
- Nguồn nước cho gà uống phải  sạch, nếu chưa sạch phải  được sát trùng  trước khi dùng.  Sát trùng  bằng Halamid (chloraminT) hoặc bằng thuốc tím.  Nước rửa chuồng cũng phải  rất chú ý  vì  nó cũng là nguồn lây  bệnh.

2.1.3 Vệ sinh khử trùng, tiêu độc.

Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp quan trọng trong chăn nuôi, đảm bảo cho đàn gà được "Ăn sạch, ở  sạch, uống sạch". Nền chuồng  và vườn thả phải  luôn khô ráo, sạch sẽ,  không  để ao tù nước đọng trong  khu vườn thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch tiªm phòng vaccine tuỳ theo từng địa  phương. Ngoài  ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt  đối với  gà thả  nền thì  cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
Dọn sạch chuồng  gà, cọ rửa nền chuồng, tiêu độc toàn bộ chuồng  trại  khi kết thúc  mỗi  chu kỳ  nuôi gà thịt hay gà đẻ.
* Sau mỗi lứa  nuôi cần:
-  Thu dọn ổ lót, đệm để đưa tới điểm  ủ phân hoặc bãi thải.
- Nên tháo dỡ và đưa các thiết bị đi cọ rửa và sát  trùng. 
Trong quy trình  nuôi cần:
- Thường xuyên quét sàn nhà, tiêu độc các thiết bị chuồng  trại.
- Định kỳ  phun các chất  chống  côn trùng  vào các khe, kẽ tường, mái,  trần,  sàn để diệt  hết côn trùng,  bọ mạt.
- Đường ống nước và bể nước cũng phải sát trùng thường xuyên định kỳ. bằng Halamid (Chloramin T) với  nồng độ 0,2 - 0,5kg.
- Dùng Halamid khử trùng nguồn nước, 3g - 5g cho 1000 lít  nước (1 khối)
-  Tiêu diệt chuột  gặm nhấm, cắn gà, ăn thức ăn và là nguồn lây lan bệnh tật.

3. Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà

3.1. Bệnh Newcastle.
a) Nguyên nhân: Do virus  gây nên.
Bệnh Newcastle còn gọi là  dịch tả gà hay bệnh  rù. Là  bệnh nguy hiểm và  thường gặp nhất ở gà, vịt,  ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong  chăn  nuôi gia cầm.
Bệnh lây bằng tiếp  xúc trực tiếp  người,  chuột,  dụng  cụ, gió thổi  từ nơi này  sang  nơi khác, chim tự nhiên mang từ nơi khác đến, mua phải gà giống đã mắc bệnh.
b) Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán:
* Triệu trứng: Bệnh gây  do  virus  chủng độc  lực mạnh  có thể làm  gà  chết nhanh trong  vòng 3 - ngày. Triệu chứng bệnh  thường gặp là  gà thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng trắng xanh đôi khi lẫn máu, mào tím  tái chân lạnh. Nếu kéo dài bệnh chuyển  sang  thể  mãn  tính và xuất  hiện  triệu  chứng thần  kinh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn. Đối với  gà đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều.
Khi đàn gà bị mắc bệnh tỷ lệ  chết cao, có thể  tới 40 - 80%.
*Bệnh tích: Nhìn chung xuất  huyết  đường tiêu  hoá từ miệng  tới hậu  môn.  Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm, có nhiều bọt khí.
Chẩn đoán: Thông thường dùng cách quan sát triệu chứng và bệnh tích . Nếu kiện thì có thể dùng phương pháp phản ứng huyết  thanh, nuôi cấy virus.

c) Phòng bệnh

- Tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin.
- Áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại vµ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để đàn gà thường xuyên khỏe mạnh.
d) Trị bệnh:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Nên bổ sung thêm Vitamin C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch. Hiện nay một số công ty thuốc thú y trong nước có giới thiệu sản phẩm kháng thể Gumboro dùng phòng trị cùng lúc các bệnh Gumboro, Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễm. 
3.2 Bệnh cúm gà (Avian influenza)
a) Nguyên nhân
-   Nguyên nhân gây bệnh  do virus Myxovirus.
-   Lây bệnh do tiếp súc với không khí mang virus.
-   Lây nhiễm  qua trứng gà mẹ nhiễm  bệnh truyền cho con.
b) Triệu chứng
- Tốc độ lây lan  nhanh, tỷ lệ mắc bệnh 50 - 100%.
- Gà thở khó, thanh quản phù thũng; dịch nhầy chảy ra từ mũi, đầu sưng, mào tím.
c) Điều trị: 
Hiện nay chưa có thuốc  đặc trị. Gà cúm phải tiêu hủy.
d) Phòng bệnh: Dùng vaccin và các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
Đối với  cúm A-  H5N1 là  chủng virut  có độc lực cao hiện  đã có vaccin  cần  phải  tiêm phòng định kỳ.
2. 2.3 Hội chứng giảm đẻ: (Egg Drop Syndrome - EDS)
a) Nguyên nhân
Bệnh gây do một loại Adenovirus gây ra. Bệnh lan truyền qua trứng do gà mẹ mang trùng  thải  siêu  vi  trùng  làm  lây  lan  phân tán bệnh.
b) Triệu  chứng
Gà đang  đẻ bình thường  tự nhiên  giảm  đẻ đột ngột, tỷ lệ  giảm  trứng  tới 20 -  30%  so với  bình thường,  tỷ lệ  giảm  kéo dài  liên  tục. Gà vẫn ăn  uống  bình thường không ốm chết. Vỏ trứng sần sùi,  chất lượng vỏ kém.
Cần phân biệt  với  các bệnh  CRD,  IB, E.coli,  cũng giảm  đẻ, vỏ trứng cũng  biến  dạng nhưng  gà có triệu  chứng bệnh  hô hấp, ỉa  phân loãng, tỷ lệ  chết  cao.
Nếu có điều kiện làm phản ứng huyết  thanh  sẽ phát  hiện  bệnh  chính  xác.
c) Phòng  trị
Không  có thuốc  phòng trị  đặc hiệu.  Nên tăng  cường sức đề kháng của cơ  thể  gà bằng các loại vitamin  và chất khoáng, nuôi dưỡng tốt:
- Hanminvit (gói  100gram)  pha 0,5g/ 1 lít  nước uống trong 3 - 7  ngày.
- B -complex (hộp 30g,  gói 100g) 1g/3 lít  nước uống hoặc trộn 1 kg  thức ăn
- Multivit  (lọ 20ml): 1ml/1kg, tiêm  bắp, dưới da. Dùng liên tục trong 2 - 3 ngày.
- Vit  ADE  (gói  10g):  1 gói / 100 - 200 con, dùng  3 - 5 ngày.
-  Vit  ADE  -  tiêm. Tiêm 0,2ml/  con.
- Thực hiện  vệ  sinh chuồng  trại,  môi trường,  tẩy  uế  chuồng  trại,  khu  chăn nuôi bằng Crezin 2%, cloramin T 0,2% hàng tuần.
3.3  Bệnh tụ huyết trùng  (Pasteurellosis)
a ) Ng u yên n h ân : Do vi trùng  Pasteurella  multocida  gây ra.
Lây  truyền chính do nước uống, thức ăn, một phần do chuột,  chim  mang  mầm bệnh đến. Gà, gà tây, chim  sẻ,  ngan, vịt, chim câu đều mẫn cảm với bệnh.
b) Triệu chứng
Gà chết rất nhanh,  liệt  chân, xả cánh,  phân trắng, phân xanh  hoặc lẫn  máu  tươi.  Thể bệnh kéo dài, gà thở khó, chảy nước mũi, sưng mắt. Tỷ  lệ chết tới 90  - 100%.
Mổ khám thấy xuất huyết phủ tạng, thịt tím  sẫm.  Phổi, gan tím,  hoặc gan hoại tử.
c) Điều trị và phòng bệnh
* Chữa bệnh: Có thể dùng một trong các loại thuốc  sau:
- Steptmycin lọ 1 gram pha với  nước tiêm 5 -10kg thể trọng.
-  Ampi-steptol tiêm  1ml/5kg.
- Chlotetradexa: tiêm 1ml/5kg.
- Genta - tylo: tiêm 1ml/1kg.
- Genta-costrim  uống 1g trộn với  1kg thức ăn.
- K.C.N.D  tiêm  1ml/2kg
- Lincolis - plus: 1g/1,5 - 2 lít  nước uống.
* Phòng bệnh:
-  Đối với  gà đẻ, gà giống  cần phải  tiêm  vaccin  tụ huyết  trùng.
- Dùng các  thuốc  Tetrafura,  Genta-costrim,  Ampi-septol  phòng bệnh  với  liều  bằng 1/2 liều điều trị.
- Vệ sinh sát trùng, ngăn chim, chuột vào khu chăn nuôi, chăm sóc nuôi  dưỡng tốt đàn gà.
3.4 Bệnh thương hàn, phó thương hàn, bạch lỵ (Sanmonellosis)
a) Nguyên nhân :
Do 3loại vi khuẩn Salmonella (Gallinarum, Typhimurium,Pullorum) gây nên. S.pullorum gây bệnh bạch lỵ  ở gà con.
Ba bệnh gần giống  nhau, có liên quan tới nhau nhưng chúng không đồng nhất.
Bệnh lây truyền qua trứng. Gà con nở ra từ trứng bệnh sẽ mắc bệnh thương hàn, bạch lỵ,  ỉa phân trắng, phân xanh,tỷ  lệ chết cao. Gà, chim  cút, vịt, ngan và các loài chim  đều bị mắc bệnh.
b) Triệu chứng, bệnh tích
* Triệu chứng: khi trứng bị nhiễm  khuẩn tỷ lệ  nở thấp, phôi bị sát.  Gà con ỉa  chảy phân màu trắng, khó thở, gà chết tới 20%.
Ở gà lớn hơn phân chuyển  từ trắng  sang  vàng,  một số con bị què chân kèm  các triệu chứng thần kinh.
* Bệnh tích:  có nhiều  nối hoại  tử màu trắng ở  gan, lách,  tim,  phổi,  thành  ruột  đầy phủ bựa vàng. Ở  gà mái, buồng trứng méo mó, trứng non màu nhợt  trắng.
* Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng bệnh tích và làm phản ứng huyết  thanh
c) Điều trị và phòng bệnh
* Điều trị:
- Dùng Ampi - Septol uống hoặc tiêm 1ml/5kg thể trọng.
- Dùng Genta  - costrim  uống 1gram/5  -10  kg thể trọng. Pha 1gram /1 lít  nước hoặc 0,5kg thức ăn.
- Cosmix -Fort, Neo-te-sol,  ESB3 30%, Costrim  I, Costrim II
- Dùng K.C.N.D  tiêm  1ml/2kg thể trọng.
- Dùng Hantril 10% uống hoặc Hantril - 5 tiêm, 1ml/5kg  thể trọng.
- Chloramphenicol 10% (Hanvet sản xuất), tiêm  bắp thịt  1ml/4kg thể trọng
d) Phòng bệnh:
- Dùng thuốc phòng bệnh từ ngày đầu gà mới nở.
+ Genta - costrim  1 gram/ 2 lít  nước  uống.
+ Ampi - Septol gói 4 gram / 2kg thức ăn.
+ Chlortetravit - C gói 5 gram/ 3 kg thức ăn.
- Mua ga giống  ở những trại an toàn bệnh.
- Tiêm phòng cho đàn gà giống bằng vaccin của xí nghiệp thuốc  thú y TW
- Diệt chuột và vệ sinh tiêu độc trứng,  lò ấp, chuồng trại.

3.5 Bệnh Ecoli (Colobacillosis)
a) Nguyên nhân
Vi khuẩn  E.colo  thường có sẵn ở  môi trường  ngoài,  khi cơ  thể gặp thay đổi  bất lợi, giảm sức đề kháng ví  dụ; stress khí hậu,  vận chuyển, khi mắc bệnh  Gumboro, CRD, Ecoli, có điều kiện để gây bệnh.
Lây truyền chủ yếu do thức ăn, nước uống nhiễm bẩn.
b) Triệu  chứng
Triệu chứng  của bệnh  rất đa dạng ở  các lứa  tuổi  khác nhau  nhưng  các  triệu  chứng điển hình thường  gặp là:
- Gà ỉa  chảy, phân loãng,  có dịch nhầy  màu trắng, xanh nâu hoặc lẫn  máu. Phân phối do ruột bị hoại tử.
- Nếu kết hợp với bệnh CRD thì có viêm  túi  khí,  màng tim hay  viêm  phổi nặng.
- Nếu kết hợp với  bệnh khác thì càng trầm  trọng  hơn
- Mổ khám thấy bệnh tích ít điển  hình: gan sưng bầm đen, niêm mạc ruột  đầy, màng túi khí viêm.
c) Phòng bệnh và điều trị
Điều trị: Dùng một trong các thuốc sau:
- Chlotetradexa: tiêm 1ml/5kg TT
-  Ampicillin, Ampi-costrim, Amcoli-fort.
- Genta-costrim: uống
- K.N.C.D tiêm, Colidox - plus uống.
- Neo-te-sol: uống
- Trymethoxasol 24%, tiêm,
- Cosmix - font uống.  Costrim I, Costrim II
d) Phòng bệnh:
-  Vệ sinh và  khử  trùng  nguồn  nước uống  vệ sinh chuồng  trại,  vệ sinh thức ăn. Đặc biệt  là  nước cho gà uống cần được xử lý  trước bằng  Halamid với  nồng độ 3 -5g/1 khối nước. Để qua 24 giờ sau cho gà uống.
- Dùng vaccin  có kết quả hạn chế vì E.coli  có nhiều  chủng.  Trên thế giới,  nhiều  nước có các  chế  phẩm  E.coli  Bartrin  dùng  cho gà con, hạn chế và  phòng  được bệnh Colibactilosis.
- Dùng các loại kháng  sinh phòng bệnh theo  lịch trình.
  1. Bệnh cầu ký trùng (Coccidiosis)
a) Nguyên nhân
- Bệnh cầu ký  trùng  gây bởi ký  sinh trùng  nguyên sinh động vật  (Eimeria). Ở gà có 9 loại cầu trùng  khác nhau: gây bệnh với  triệu chứng khác nhau và ở từng đoạn ruột khác nhau.
- Lây  truyền chủ yếu  qua  chất  thải  là  phân gà phân tán noãn nang ra  môi  trường bên ngoài và gà khoẻ ăn phải.
- Cầu ký  trùng  (Eimeria)  rất bền vững ở  môi trường ngoài,  các chất sát  trùng  thông thường rất ít có tác dụng
b) Triệu chứng, bệnh  tích, chẩn đoán
* Triệu chứng:  Tuỳ theo  từng  chủng cầu  trùng  mà triệu  chứng bệnh  khác  nhau  cũng như gây bệnh ở những  đoạn ruột khác nhau.
Nếu nhóm  cầu trùng  gây bệnh  ở  manh  tràng (ruột tịt)  là  do chủng E.  tenella  gây nên.  Triệu chứng bệnh  rất điển  hình,  gà bệnh  ỉa  lỏng,  phân  lẫn  máu  tươi màu  đỏ hoặc sáp hồng. Bệnh do chủng này gây nên tiến  triển rất trầm trọng, tỷ lệ  gà chết cao.
- Nếu nhóm  cầu trùng  gây bệnh  ở  ruột non thường do E.Maxima,  E.Necatrix, E. Brunetti,  E. Acervulina,  bệnh ở thể nhẹ hơn;  triệu chứng  chủ yếu là ỉa  phân lỏng, gầy sút.
Mổ xác gà chết do cầu trùng  thấy bệnh  tích  chủ yếu ở  đường ruột, vách  manh  tràng  đầy máu hoặc ruột non đầy chất nhầy màu nâu.
  Chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, bệnh  tích  mổ khám hay kiểm  tra  phân tìm noãn nang của cầu trùng qua kính hiển vi.
c. Điều trị và phòng  bệnh
* Điều trị: Dùng một trong  các loại thuốc sau:
-  Regecoccin gói 10 gram: 1 gram/ 1kg thức ăn
- Regecoccin WS tan trong nước: 1g/ 2lít  nước dùng  liên tục trong  5  ngày
- Costrim I, Costrim II, ESB 30%, Tetrafura, Ampi - septol, Genta - costrm
- Dùng kết hợp Hanvit K & C để chống chảy  máu
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh thú ý: nên nuôi gà trên  sàn để gà ít ăn phân chứa mầm  bệnh.
- Giữ nền chuồng  luôn luôn khô ráo, thường xuyên dọn phân để tránh lây nhiễm.
- Dùng các thuốc  Rigecoccin WS,  Cosmix ư Fort, Costrim  I, Costrim  II, ESB 30% để phòng theo định kỳ.
- Dùng vaccin ở đàn gà giống  và gà đẻ trứng.
2. Bệnh giun tròn
a) Nguyên nhân
Giun tròn  ở  gà có một số giống  chính như sau: Giun đũa, giun mề gà, giun  tóc, giun mắt, giun kim,  giun khí quản, giun diều  (capillariasis).  Giun lây  nhiễm  chủ yếu  lây qua thức ăn, nước uống.
b) Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán
- Nếu số lượng giun nhiều  gà  sẽ gầy yếu, tăng trọng giảm,  tiêu  tốn thức ăn  nhiều do giun tiết  ra độc tố và chiếm đoạt  một phần  dinh dưỡng.
- Tuỳ theo  vị  trí  ký  sinh giun gây  ra  các  tác  hại  như:  viêm  diều,  viêm  ruột,  ỉa  chảy hoặc tắc ruột.
- Mổ khám thấy những  loại giun có kích thước lớn như giun đũa, giun diều  gà.  Kiểm tra phân  thấy  trứng  giun.
c) Phòng trị bệnh
Phòng bệnh  chủ yếu  bằng  vệ sinh tiêu  độc;  năng dọn phân, dọn chuồng,  giữ  không để phân  rơi vào những  máng ăn uống.
Định kỳ  tẩy giun 3 tháng 1 lần
d) Điều trị:  Dùng một  trong  các  thuốc  sau:
- Dùng Mebendazol10%  gói 2g cho4kg gà (0,5 gram/1kg TT) Dùng 2 ngày  liền.
- Levasol 7,5% tiêm 1ml/5 kg thể trọng
- Tayzu: gói 4 gram dùng  cho 15 - 20 kg thể trọng
3. Bệnh sán dây (Cetodiasis)
a) Nguyên  nhân
Nhiều loại sán  dây gây bệnh  trong đường ruột của gà gây tác hại  cho gà ở  lứa  tuổi 1,5 tháng đến trưởng  thành.
b) Triệu  chứng
Nếu nhiều  sán, gà thể hiện  gầy yếu do độc tố sán tiết  ra và sán chiếm  đoạt  chất dinh dưỡng. Đồng thời  sán dây tạo điều  kiện  cho nhiều  loài vi  khuẩn  thứ phát  triển  như: Salmonella, E.  coli, vv....
c) Phòng và trị bệnh
Sán dây lây  truyền phải  qua ký  chủ trung  gian  như kiến,  ruồi,  gián,  chuồn  chuồn,... nên ngăn cản bằng cách diệt côn trùng định kỳ  quanh khu chăn nuôi.
Tẩy sán bằng: Niclosamid liều  dùng  0,2 gram/ 1kg TT.  Dùng 2 ngày  liên  tục - Mebendazol 10% 1 gói 2 gram/ 2kg TT. Dùng 2 ngày  liên tục.
4. Bệnh ngoại ký sinh trùng
a)  Rận
Một số loài rận thường thấy ở  lông  gà, dưới cánh,  trên cổ, quanh  hậu môn.  Trứng rận nằm  ở cuống lông  gà.
b)  Ghẻ
Ghẻ ornithonysus  luôn  có thường trực ở gà. Nhiễm ghẻ nặng thấy gà thiếu  máu, xuất hiện nhiều vẩy màu đen thải ra xung quanh hậu môn.
c) Mạt  Argassid
Mạt  gà có nhiều  ở  vùng nóng ẩm, gây bệnh  đặc biệt  ở gà đẻ nhốt  trong lồng  hoặc  gà ấp  lâu ngày trong ổ, mạt gà chích hút máu, vàtruyền bệnh xoắn khuẩn (Spirochetossis)
d) Ruồi
Ruồi gây nhiễm bẩn thức ăn của gà và là nguồn truyền bệnh nguy hiểm

* Điều trị  bệnh  ký  sinh trùng  bên  ngoài
Điều trị bằng thuốc trừ sâu. Cần chú ý  gà rất mẫn cảm với  Dipterex,  Vophatox, lân hữu cơ nói chung. Chỉ cần một lượng nhỏ lân hữu cơ  là  đủ giết chết cả đàn gà.
- Chỉ phun Dipterex  nồng độ 0,2 - 0,5% xung quanh  chuồng  hoặc trong  chuồng  khi không có gà.
- Làm hố cát có trộn các thuốc trừ sâu nhẹ như Carbamat, tro bếp, lưu  huỳnh.
- Diệt ruồi bằng thuốc  Snip, Larvadex.

Nguồn : laocai.gov.vn
Xu hướng tìm kiếm: gà H Mông, gà H' Mông, chăn nuôi gà H' Mông, kĩ thuật nuôi gà H'Mông, Gà H'Mông thuần chủng, Gà h' mông lai, cách chọn gà H'Mông
Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông
4 stars - "Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông" SEO Blogspot.
Super Plugin Rating: 7 out of 10
Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông
Review: 5 - "Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông" by , written on 18:24
Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao. Cái tên gà H ' Mông đã nói lên rằng gà này thuộc giống bản địa của vùng Tây Bắc V...
Gà chọi

Gà H'Mông loại gà mới, giá trị kinh tế rất cao.Cách chọn gà H Mông

Average rating: 4.9, based on 89 reviews from $0.99 to $99